Thánh tử đạo Việt Nam: Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) (1768-1840)
Unknown
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) là một y sĩ và là thầy giảng; sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng 7 năm 1840 tại Ðồng Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai năm tù ngài chăm lo cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt cổ) chết. Đức Lêo XIII suy tôn ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc chân phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.Ngày Lễ kính 10 tháng 7.
Vay mượn để giúp người
"Nếu bà và các con không cho tôi lấy của nhà giúp người, tôi sẽ đi vay mượn hoặc làm thuê, kiếm tiền giúp họ". Đó là một câu nói đầy cương quyết nhưng chân thành của quan vệ uý, cũng là ông lang và là ông trùm : Ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh. Câu nói đó cho chúng tôi thấy và hiểu về một cuộc đời 72 năm phục vụ con người để phục vụ Thiên Chúa.
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768 tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Cha là Antôn Nguyễn Hữu Hiệp, mẹ là Mađalêna Lộc. Theo gia phả ông Quỳnh là con cháu đời 15 của đệ nhất Công Thần Nguyễn Trãi (1380-1442). Vì là con thứ năm, nên thường được gọi là Năm Quỳnh.
Thời niên thiếu, cậu xin làm đệ tử Đức Cha Labartette Bình có ý học làm linh mục, nhưng vì hai người anh trai cũng xin đi tu nên gia đình gọi cậu về để nối dõi tông đường. Năm 1800, theo việc cắt cử của làng xã, anh gia nhập đội quân của Nguyễn Ánh, góp phần chiến thắng quân Cảnh Thịnh và được thăng chức Vệ Uý. Đến khi đất nước đã thống nhất (1802), Gia Long lên ngôi, ông thấy đời quân ngũ không thích hợp, liền xin giải ngũ. Trở về quê nhà, ông mua một thửa đất canh tác và buôn bán thêm để sinh sống. Đồng thời ông dành nhiều giờ đọc thêm nghề thuốc, và dần dần trở thành một lương y nổi tiếng khắp vùng. Nhờ đó kinh tế gia đình ngày càng khá giả hơn.
Gia đình, xã hội và giáo hội
Thế nhưng đối với ông Quỳnh, tài sản khả năng Chúa ban cho là để phục vụ mọi người, nên thay vì thu tích cho bản thân, ông quan tâm phục vụ dân nghèo một cách tận tình. Đối với họ ông chữa bệnh miễn phí, săn sóc và đôi khi còn tặng họ thêm tiền để làm vốn nữa. Khi vợ con lên tiếng kỳ kèo, ông trả lời rằng : "Tôi chưa thấy những ai hay giúp đỡ người nghèo khó mà túng bấn bao giờ. Kinh thánh chẳng dạy chúng ta phải coi họ như chi thể của Chúa đó sao ? Chúa đã cho chúng ta sống tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng".
Khi các con khôn lớn, ông nói với chúng : "Cha đã nuôi dưỡng các con từ nhỏ, nay đã lớn khôn, các con sẽ lo tất cả cho gia đình. Cha muốn để dành tiền bán thuốc để chia sẻ với bà con nghèo khổ"
Lòng thương người của ông được biểu hiện rõ rệt hơn khi làng ông gặp thời kỳ dịch tả. Ông bỏ ra cả hàng trăm quan tiền để phát thuốc nuôi dưỡng và chăm sóc các bệnh nhân cách tận tuỵ quên mình. Thế nhưng tinh thần bác ái Kitô giáo đòi ông phải đi xa hơn một bước nữa. Ông vâng lời Đức Cha Labartette Bình dạy giáo lý trong hạt. Để phục vụ con người một cách trọn vẹn hơn cả xác lẫn hồn, ông Năm Quỳnh nhận lời làng Mỹ Hương giữ chức trùm trưởng.
Trong thời cấm đạo các linh mục tu sĩ phải rút vào bóng tối, vai trò của những người như ông rất cần thiết. Từ nay nhà ông biến thành lớp giáo lý trong hạt, thành nơi tiếp nhận các thừa sai và giáo sĩ. Từ nay ông đứng ra điều khiển tổ chức mọi sinh hoạt kinh nguyện, tang lễ và bác ái trong vùng. Tuổi càng cao, ông càng sắp xếp công việc một cách trọn vẹn và chín chắn hơn, do đó ông càng được mọi người tin phục. Điều đáng lưu tâm là dầu bận rộn với công việc tông đồ, ông vẫn khéo léo chăm sóc dạy dỗ con cái sống Tin Mừng. Cô gái lớn gia nhập dòng mến Thánh Giá, sau làm bà nhất toàn thể dòng mến Thánh Giá giáo phận. Những người con khác cũng theo gương ông: trung kiên với niềm tin, và cùng với ông quên lợi riêng để lo cho công ích.
Hoa quả của đức tin
Năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh truy nã linh mục thừa sai Candalh Kim. Ông Quỳnh thân hành đưa cha lên Kim Sen, một trang trại cũ của tổ tiên mình, và đem theo một số sách vở cũ, ảng tượng của xứ Mỹ Hương. Thấy ông đi vắng lâu ngày, quan sai lính đến nhà ông khám xét. Họ lôi các đầy tớ ra đánh đập tra khảo, một người sợ quá đã khai ra chỗ ở của chủ. Khi đó quan định bắt luôn bà Quỳnh và hai cô con gái út, một cô 14 tuổi, một cô 10 tuổi đang ở nhà. Quan cưỡng bức ba mẹ con xuất giáo nhưng không ai tuân lệnh. Tức giận quan cho lính đánh vào chân hai đứa bé để ép buộc bước qua Thánh Giá, hai cô vẫn không chịu khuất phục. Đám lính liền xông đến lôi kéo hai chị em bứơc qua. Dĩ nhiên với tuổi nhỏ sức yếu, hai cô bé không thể chống cưỡng lại được, nhưng một mực hai cô bé kêu khóc mình bị ép buộc, chứ lòng luôn luôn tôn kính Thánh Giá. Quan không dấu được sự thán phục tấm lòng son sắt, và đã tha cho cả ba mẹ con.
Tiếp đó quân lính đến vây trại Kim Sen. Sau khi bắt được ông Quỳnh và thâu được một số sách đạo, họ liền áp giải ông về Đồng Hới. Giữa đường ông nhắn tin một người con kín đáo đến gặp và hối lộ cho lính 50 quan tiền để đốt sổ ghi tên những người tín hữu trong xứ.
Tại trại giam Đồng Hới, ông Quỳnh vui mừng vì gặp được linh mục thừa sai Borie Cao, cha Điểm, cha Khoa cùng thày Tự. Nhiều lần ông cũng bị tra tấn chung với các vị ấy. Nhưng bao giờ ông cũng tuyên xưng: "Thà chết không thà chối Chúa, dù chỉ trong giây lát". Có lần quan cho lính lôi ông qua Thánh Giá, ôn liền lớn tiếng phản kháng rằng : "Việc này do quan lớn làm, nếu có tội là quan phạm tội, chứ không phải tôi". Câu nói đó làm quan bực mình truyền đóng gông giải ông về ngục. Mấy bữa sau quan hỏi cha Cao tại sao ông Năm lại cứng cổ đến thế. Vị thừa sai trả lời: "Các giáo hữu bước qua Thánh Giá vì họ không hiểu rõ giáo lý và nhát gan, còn ông Năm đã am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ đức tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi gì đâu". Thất vọng quan gởi án về kinh đô. Đức Cha Cao bị án trảm quyết (chặt đầu), hai cha Điểm, cha Khoa thì bị kết án xử giảo ngay, còn thày Tự và ông Antôn cũng bị xử giảo nhưng "giam hậu", nghĩa là lệnh xử sẽ ban hành sau.
Thời gian trôi qua quá nhanh thấm thoát ông Quỳnh và Thày Tự đã giam hai năm tròn. Trong thời gian đó quan sốt ruột gởi sớ về kinh ba bốn lần xin xử tử, nhưng vua Minh Mạng cứ trì hoãn, viết thư khuyên quan quân cứ từ từ kiên nhẫn. Trong một lá thư gởi về hội Thừa Sai, cha Miche Mịch giải thích lý do như sau:
"Ông Antôn quen biết nhiều các quan, lại từng chữa bệnh cho nhiều vị quan nữa. Rất nhiều người biết đến nhân đức và kiến thức của ông nên trọng nể. Do đó, thái độ của ông có tầm ảnh hưởng lớn trong dân. Đối với họ, cướp được con mồi lớn như thế từ tay Đức Giêsu là một chiến thắng lớn lao. Thế nên chẳng lạ gì "hỏa ngục" phải tìm trăm nghìn phương kế để dành lại phần thắng sắp mất".
Phần ông Quỳnh dù đã 72 tuổi, vẫn biểu lộ đức can đảm và nhẫn nại đáng khâm phục. Suốt ngày ông lo đọc kinh cầu nguyện, như mọi giáo hữu ở ngoài, ông giữ chay và yêu thương giúp đỡ mọi người. Nghề lang y của ông vẫn có cơ hội dùng đến, có lần ông chữa cho một viên quan ở Đồng Hới, và nhất là chữa bệnh cho các bạn tù đồng số phận.
Lời trăn trối sau cùng
Thấy thời gian cũng không làm nản lòng ông Quỳnh, vua Minh Mạng chấp thuận cho quan tỉnh Quảng Bình xử giảo ông ngày 10-07-1840.
Bản tường trình cuối cùng của vị quan có nhiệm vụ xét xử các ngài: "Hạ thần Nguyễn Xuân Quang, quan án tỉnh Quảng Bình, thừa hành theo lệnh của Hoàng Thượng xin tấu trình rằng: Vào tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 19, quan tổng đốc có giao nộp một bản án nói rằng đã bắt được tên Nguyễn Khắc Tự, đồ đệ của Thừa Sai Cao (Cha Borie), và một người nữa tên là Nguyễn Hữu Năm đã thú nhận tội cất giấu sách đạo. Quan án Phan Trư đã báo cáo như sau: Nguyễn Hữu Năm có tội vì cất giấu sách đạo, không chịu đạp ảnh và cũng không chịu bỏ đạo. Không phải là đạo trưởng nhưng hắn cũng cứng đầu và có tội như đạo trưởng Khoa và Ðiểm. Vì thế hắn phải xử án chém đầu. Nhưng án này đã được đổi lại ngày 28-11-1838. Còn về tên Nguyễn Khắc Tự giúp việc cho Thừa Sai Cao, đã không chịu đạp ảnh và thuộc hạng cố chấp và bất trị. Vì vậy thần kết án phải đòn 100 roi và lưu đầy xa ba ngàn dặm, tức là đi Phú Yên, khắc vào má bên trái hai chữ 'Tả Ðạo’ và má bên phải hai chữ 'Phú Yên'. Tờ trình của quan án Phan Trư đã được châu phê như sau: Tên Nguyễn Hữu Năm đã cất giấu sách đạo, còn tên Nguyễn Khắc Tự đã không biết hổ thẹn khi giúp việc cho tên mọi rợ (ám chỉ Cố Cao) và cố chấp không đạp ảnh. Hiển nhiên cả hai tên phải xếp vào hạng cố chấp và bất trị. Mặc dù chúng không phải là đạo trưởng, nhưng chúng cũng không kém mù quáng và cố chấp, và vì vậy phải liệt chúng vào số những người đáng ghét. Vậy cả hai phải bị xử giảo giam hậu. Cứ thế mà thi hành.
Năm sau tức là Minh Mệnh nguyên niên thứ 20, theo lệnh Hoàng Thượng hạ thần lại đòi hai tên Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự ra trước sảnh đường hai ba lần, khuyên nhủ họ thức tỉnh trở về đường ngay. Nhưng chúng vẫn cố chấp như trước, không chịu đạp ảnh. Thần xin lập tờ bá cáo tâu trình Hoàng Thượng: Quả thật hai tên Kitô này không phải là linh mục nhưng mù quáng và cố chấp thật đáng ghét. Thần nghĩ không còn lý gì mà phải giam giữ họ trong tù nữa. Ðó là tờ trình của thần, nhưng các thượng quan trong tòa Tam Pháp lại xét rằng hai tên này phải xử giảo ngay. Ðến tháng 10 thần lại nhận được thư của tòa Tam Pháp truyền rằng theo lệnh của Hoàng Thượng phải hoãn lại việc hành quyết và triệu tập hội đồng hàng tỉnh, thúc ép họ trong tòa xem có hối cải không, rồi trình lại tất cả sự việc và chờ lệnh. Theo lệnh vừa nói, thần lại gọi hai tên tín đồ Kitô ra trước tòa, khuyên bảo và ra lệnh đạp ảnh, từ bỏ cố chấp. Chúng vẫn cương quyết không tuân lệnh. Chứng tỏ chúng vẫn chìm đắm trong u mê mù quáng. Vì vậy thần lập tờ trình này để trông thánh chỉ của Hoàng Thượng".
Lệnh cuối cùng của Vua Minh Mệnh: "Chúng tôi, Võ Xuân Cẩn, Bùi Ngọc Quí và Ðinh Văn Huy, vâng theo lệnh Hoàng Thượng, đã xét tờ trình của quan vào ngày 21-5. Chúng tôi truyền lệnh như sau: Tên Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự theo tà đạo, tội đáng chết. Nhưng vì chúng thuộc hạng lê dân ngu dốt và vì lòng nhân từ của Hoàng Thượng không muốn đối xử cay nghiệt nên đã không ngừng ra lệnh cho các quan phải khuyên nhủ chúng sửa đổi để được ơn khoan hồng. Thế nhưng hai tên tội phạm vẫn ngụp lặn trong u mê mù quáng và cố chấp không chịu đạp ảnh. Vì vậy chúng đã tự chuốc lấy án chết. Vậy hai tội phạm phải bị xử giảo không trì hoãn nữa để cái chết của chúng răn bảo những kẻ còn cố chấp không biết tự cải hóạ Cứ thế mà thi hành".
Khoảng 100 binh lính dẫn ông ra pháp trường chung với thày Tự. Đến nơi hai vị hỏi chỗ xử Đức Cha Cao và hai linh mục Khoa và Điểm năm trước, rồi dừng lại đúng chỗ đó mà cầu nguyện : "Lạy Chúa xin tạ ơn Chúa cho con được ân phúc như các ngài…" Nguyện cầu xong, ngồi xuống, ông Quỳnh bình tĩnh chậm rãi hút hết điếu thuốc được quan trao cho.
Hai người con đến từ giã, ông nhắc họ qua giã biệt thấy Tự, xin thày về bên Chúa nhớ khẩn cầu cho các con. Thế rồi ông nói những lời sau cùng : "Cha gởi lời chào các chức sắc và anh em giáo hữu Mỹ Hương. Cầu chúc mọi người bình an, trung thành giữ đạo. Hãy yêu thương nhau và sống đạo đức, các con sẽ gặp lại cha trên Thiên Đường"
Nói xong ông nằm xuống trên chiếu trải sẵn, ông quỳnh giang tay ra nói : "Xưa Chúa cũng chịu giang tay như thế này để chịu đóng đinh". Quân lính tròng dây qua cổ và giữa tiếng thanh la vang rền. Họ mạnh tay xiết chặt hai đầu dây, đưa người tôi trung của Đức Kitô về hưởng hạnh phúc trường sinh.
Đức Lêo XIII suy tôn ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc chân phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Ngày nay mọi người vẫn còn cảm kích với hai câu thơ khắc trên bia mộ ông Quỳnh ở xứ Kim Sen, nơi thi hài ông được an táng với tổ tiên dòng họ :
"Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông"
Thánh tử đạo Việt Nam: Antôn Nguyễn Ðích (1769-1838)
Unknown
Antôn Nguyễn Ðích, sinh năm 1769 tại Chi Long, Nam Ðịnh; chết 12/8/1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Antôn Ðích dùng gia sản nông nghiệp của ngài để giúp cho công việc truyền giáo của Hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt vì che dấu các linh mục, kể cả Giacôbê Năm, là người đang chạy trốn việc lùng bắt của nhà vua. Bị xử trảm (chém đầu). Cùng với linh mục Mai Năm và ông Lý Mỹ, ông trùm Antôn Nguyễn Đích, được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 12/08.
| |
Gia trưởng một gia đình tử đạo.
Thánh Antôn Nguyễn Đích, một mẫu gương sáng ngời cho những người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái. Không kể thánh Lý Mỹ, người con rể chí hiếu, đã cùng tử đạo một ngày, gia đình ông đã cống hiến hai chứng nhân đức tin khác (hai vị này không có trong số 117) : ông Lý Thi, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức (con thứ hai ông Trùm Đích), và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua Thập Giá, bị đầy lên Cao Bằng và qua đời tại đó.
Thánh nhân đã giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói. Mà bằng chính mẫu gương chứng tá đức tin sống động của mình.
Lý lịch thân phụ tôi
Muốn biết lý lịch của thánh Antôn Nguyễn Đích, không gì bằng nghe chính lời con cái ngài là cô Maria Mến (Miều), góa phụ của thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, cung khai trước tòa điều tra phong Chân Phước : Bố tôi là Nguyễn Đích, quê ở Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định. Ong bà nội tôi vốn có lòng đạo đức, thấy xa nhà thờ có linh mục thì lấy làm tiếc, nên dọn đến làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị), rồi bố tôi lập gia đình ở đó.
"Hồi đó bố tôi tên là Khiêm, khi sinh con đầu lòng đặt tên là Hiếu, người ta gọi bố tôi là Hiếu, đến khi sinh người con thứ hai đặt tên là Đích, bố tôi lại mang tên là Đích và giữ tên đó mãi... "Gia đình chúng tôi làm nghề nông rất cần cù, nhưng không vì thế mà sao lãng việc đạo đức, trái lại vẫn siêng năng xưng tội, rước lễ. Bố tôi luôn quan tâm đếnm đời sống đạo đức của mười người con và của những gia nhân giúp việc. Mỗi ngày, ông chỉ định một hay hai người coi nhà, còn những người khác đi lễ. Tôi thấy bố tôi làm tròn các nghĩa vụ trong đạo. Ngài rất chăm sóc việc giáo dục con cái, mời thày đồ đến nhà dạy chữ Nho cho con trai, từ chối gả con gái cho những thanh niên gia đình giàu có mà không giữ đạo sốt sắng…".
Bốn vị tử đạo đạo trong một gia đình, thật là kết quả hết sức lớn lao của nền giáo dục đạo đức đó.
Một lòng vì Giáo Hội
Đặc biệt quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, ông Trùm Đích rất yêu quý các giáo sĩ và chủng sinh, quảng đại tiếp đón và giúp đỡ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, nhiều chủng sinh ly trần, các bề trên quyết định phân tán các chú. Ông trùm Đích tình nguyện nhận một số, vừa nuôi dưỡng, vừa săn sóc chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn bình phục, không xá kể lao nhọc tốn phí.
Đức bác ái của ông còn tỏ ra qua lòng thương người nghèo, và việc thường xuyên thăm viếng an ủi những người mắc bệnh phong cùi. Chính thế giá và nhân đức của ông mà người ta gọi ông là "Trùm", mặc dù ông không giữ nhiệm vụ ấy.
Gặp thời cấm đạo ngặt nghèo, ông cho trú ẩn tại nhà và nuôi dưỡng trong hai năm một lớp chủng viện. Đức cha Havard Du, Giám mục giáo phận, cũng đã trú ẩn tại nhà ông trong thời kỳ cấm đạo triều vua Minh Mạng.
Vị gia trưởng đáng kính
Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế, từ thuyết phục đến tra tấn, để bắt ông trùm Đích bỏ đạo : "Ông đã cao niên, các con đã trưởng thành, các cháu chắt đông đảo, có nhà cửa phong lưu, ông hãy quá khóa để vui hưởng tuổi già với đàn con cháu có hơn không?". Ông Đích trả lời với giọng vững vàng : "Thưa quan, con cháu chi cũng mặc, tôi đã lo liệu cho chúng. Tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội thì tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo".
Quan truyền khiêng ông qua Thánh Giá nhưng ông co hai chân lên, tức giận quan truyền đánh đòn ông. vì phải mang gông xiềng, bị tra tấn lại thấy mình già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng, nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự khuyên nhủ của cha Năm, nhờ lời khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm lòng hy sinh cao cả của con rể chí hiếu, Micae Lý Mỹ. Ông Lý mỹ sau khi lãnh phần mình xong, ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ, ông trùm Đích được mang gông nhẹ hơn.
Ít phải chịu cực hình thân thể, ông gia tăng công nghiệp bề trong bằng việc bác ái và đạo đức. Thực phẩm, tiền bạc cho gia đình tiếp tế, ông chia sẻ cho các bạn tù ngoại giáo. Ông chuyên chú đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ sốt sắng ngay trong nhà giam.
Thấy không thể khuyên dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sới tâu về kinh. Đây là nội dung sớ tâu luận tội:
"Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Đã không nộp đạo trưởng Mai Năm cho quan, alị còn chứa chấp, không nghe lời khuyên cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa, thật là người cố chấp, bất tuân luật nước. Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khóa trước công đường, nhưng y trả lời : ‘Tôi giữ đạo từ nhỏ, tôi sẵn sáng thà chết chẳng thà bỏ đạo’. Vậy xin luận xử trảm quyết làm gương cho kẻ khác".
Bản án được vua Minh Mạng châu phê chấp thuận ngày 12.08.1838, ông trùm Antôn Nguyễn Đích cùng với linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm và người con rể Micae Nguyễn Huy Mỹ bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định. Sau khi hành quyết linh mục Mai Năm, lý hình chém đầu ông trùm Nguyễn Đích, rồi mới xữ tử ông Lý Mỹ.
Thi hài ông Antôn Nguyễn Đích, 69 tuổi thọ, được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. dân làng tổ chức lễ qui lăng rất trọng thể, rồi an táng trước nhà ông, nơi ông đã để lại bao gương sáng của một chức sắc và một gia trưởng đáng kính.
Cùng với linh mục Mai Năm và ông Lý Mỹ, ông trùm Antôn Nguyễn Đích, được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.
|
6:21 AM
Antôn Nguyễn Ðích
,
các thánh tử đạo Việt Nam
Thánh tử đạo Việt Nam: Anrê Tường (1812-1862)
Unknown
Anrê Tường, thầy giảng; sinh năm 1812 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng 6 năm 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951. Trong trường hợp thánh Anrê Tường thì không thấy ghi lại phép lạ nào, tài liệu để lại quá ít, chỉ diễn tả mấy nét sơ sài, làm sao có thể làm rõ nét để mà hình thành một con đường tu đức? Có cảm tưởng Ngài như một vị thánh vô danh vậy! Lễ kính vào ngày 16/06.
Chứng từ cho Tin Vui đạo Chúa ở ngay trong cuộc sống bình lặng thường ngày. Chứng từ của các ngài vượt trên chữ viết hay tài liệu. Đức tin mới là cốt lõi, coi thường mọi sự, kể cả mạng sống mình.
| |
ĐI TÌM ĐƯỜNG TU ĐỨC
Mùa hè năm 1995, tôi xếp đặt để có thể qua Paris vào văn khố của Hội Thừa Sai Paris (MEP) để tìm tòi tài liệu. Nhưng sau một thời gian vật lộn với cái nóng mùa hè để ngồi đọc những lá thư viết tay do các vị giám mục truyền giáo liên hệ gửi về Hội Thừa Sai và Bộ Truyền Giáo, tôi sinh nản lòng. Vì thực ra cũng chẳng thu lượm thêm được bao nhiêu hơn những điều đã đọc và đã biết. Tôi mò mẫm ngó tới nhìn lui trong phòng lưu trữ di tích các Thánh Tử Đạo. Đây là cuốn sách nguyện của thánh Đoàn Công Quí; kia là đôi hài mỗi khi làm lễ của thánh Dũng Lạc; rồi những bộ xương thánh để trong những hộp gắn kỹ.
Nhưng rồi mắt tôi bỗng được khai mở dần, nhận ra một điều thật đơn giản: con mắt niềm tin là tất cả. Có con mắt này thì thấy được phép lạ và làm được phép lạ, chẳng sách vở nào ghi chép hết được. Đây là con đường ngắn nhất. Vì có phải đi đâu mà cần đường. Chỉ cần mở mắt đức tin là thấy ngay được Chúa Toàn Năng vẫn đang có mặt. Mà cũng là con đường dễ nhất, sẵn nhất. Vì chính là con đường đơn sơ của Phúc Âm như Mẹ Maria tại Na-da-rét. Cũng với những kinh đọc ngắn gọn, cũng với những bổn phận của đời thường, trong gia đình, với xóm ngõ, nhưng khác là làm với con mắt niềm tin và lòng yêu mến, biến cuộc sống thành vườn Địa Đàng, vì nơi nào có Chúa thì đó là Thiên Đàng: Nước Chúa ở giữa anh em.
Bỗng một ngày người tin Chúa nhận ra mình đã trúng số, giàu có sang trọng quá. Vì mình là con của Vua Trời Đất cơ mà, còn gì hơn được nữa. Và mình cũng được Chúa ban quyền năng làm phép lạ, có sức biến đổi vượt thắng mọi sự bằng chính thần lực Chúa. Không gì mà không làm được trong Chúa là sức mạnh như cảm nghiệm của Thánh Phaolô.
Những mẩu xương để lại là bằng chứng hùng hồn nói lên niềm tin tuyệt đối: không gì có thể tàch lìa khỏi tình yêu của Chúa.
NÊN THÁNH BẰNG ĐỜI THƯỜNG
Đường tu đức của thánh Anrê Tường đúng là con đường ngắn nhất, dễ nhất và sẵn nhất. Cốt tủy vẫn là con mắt đức tin khám phá ra kho tàng đức tin, mọi nơi mọi lúc.
Thánh Anrê Tường sinh năm 1812. Cha mẹ Ngài là ông bà Đaminh Tiên và Maria Gương. Lớn lên Ngài lập gia đình và được đông con cái, chu toàn bổn phận giáo dục gia đình trong nếp sống bình lặng, sống đời Công giáo đạo đức cũng thật bình lặng tại xứ Lục Thủy, Nam Định.
Ngài bị bắt ngày 14.9.1861, lúc 50 tuổi, cùng với các ông Đaminh Nguyện 60 tuổi, Vinh Sơn Tường 48 tuổi, Đaminh Mạo 44 tuổi và Đaminh Nhi 40 tuổi. Trước hết các Ngài bị tra tấn và giam giữ tại Xuân Trường, rồi bị phát lưu giam tù tại làng Bạch Cốc Vụ Bản là làng ngoại giáo.
Theo lời khai của Đa Minh Mậu, con của Thánh Mạo là con rể của thánh Anrê Tường, thì trong ba bốn lần đến thăm, ông đều thấy các ngài siêng năng đọc kinh sáng tối, nhất là kinh Mân Côi, kinh các thiên thần, ăn chay ba lần một tuần. Suốt trong chín tháng bị giam tù, các ngài bị hành hạ rất nhiều, ban ngày bị đeo gông nặng và đêm phải cùm chân. Trên má phải khắc chữ ”Tả Đạo”, và bị bắt đạp ảnh bỏ đạo. Nhưng các ngài vẫn cương quyết: ”Các quan coi chúng tôi như trẻ con sợ hãi hình khổ hơn là sợ xúc phạm đến Thiên Chúa sao?!”
Quan thấy không thay chuyển được các ngài liền cho thi hành án xử đem các ngài ra pháp trường chém đầu ngày 16.6.1861. Theo nhân chứng thì trước khi bị hành hình, các ngài đã đọc kinh Ăn năn tội, kinh Phó Dâng, và xin lý hình chém ba nhát để kính Chúa Ba Ngôi. Xác các ngài được chôn ngay tại nơi xử, và sau này được cải táng về làng Ngọc Cục.
MỘT VỊ THÁNH HẦU NHƯ VÔ DANH
Ông Anrê Tường sống vào thời kỳ bắt đạo khủng khiếp nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Vì bị người Pháp áp đảo, Vua Tự Đức tức giận, không làm gì được Tây thì đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người Công giáo và ra những sắc lệnh tàn ác có ý nhổ sạch rễ đạo Công Giáo trong nước.
Sắc lệnh năm 1851 bắt các quan và lính Công Giáo phải bỏ đạo. Ra hạn cho các quan một tháng, cho lính 6 tháng. Quan và lính Công giáo không được một quyền lợi gì cả, không được thi cử và làm việc nước. Người Công Giáo bị bắt đày lên vùng thượng du nước độc.
Sắc lệnh năm 1859 ban hành để trả thù người Công Giáo, vì nghi người Công giáo thông đồng với người ngoại quốc trong vụ tàu Pháp tấn công vào cửa Đà Nẵng. Vua bắt tất cả trùm trưởng trong nước, nhốt tất cả quan và lính Công giáo, làm sổ người Công giáo từ 15 tuổi trở lên, phân tán Dòng Mến Thánh Giá bắt đi làm đầy tớ trong các nhà quan.
Sắc lệnh năm 1861 độc ác nhất: phân tán mọi gia đình Công giáo, tách rời vợ chồng, cha mẹ con cái, chia vào các làng ngoại giáo. Cứ 5 người ngoại coi giữ một người Công giáo. Phá bình địa các nhà thờ và cơ sở Công giáo. Ruộng đất người Công giáo và nhà xứ thì chia cho người ngoại. Khắc tên vào má bên phải chữ ”Tả Đạo” (nghĩa là đạo tà), và má bên trái tên huyện phủ, để không lẩn trốn được.
Quả tình các sắc lệnh trên đã tàn phá bình địa Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Liêu (Retord) đã khóc lên: ”Ôi buồn thảm thay Giáo Hội Việt Nam. Tôi đang ngồi trên đống gạch nát của những thánh đường như tiên tri Giêrêmia ngồi trên đống gạch vụn đền thờ Giêrusalem.”
Bao nhiêu người chết trên miền rừng sâu nước độc không để lại dấu tích gì. Con số 130 ngàn người tử đạo chỉ là tượng trưng. Nguyên thời kỳ này đã có tới 400 ngàn người bị phân tán lưu đày, 35 ngàn người chết vì đạo, 115 linh mục bị xử tử, 80 tu viện Mến Thánh Giá bị phá, 100 nữ tu Mến Thánh Giá chết vì đạo...
Như vậy, thánh Anrê Tường cũng đúng là một vị thánh tiêu biểu cho cả trên một trăm ngàn người vô danh đã chết vì đạo. Chẳng cần ai biết đến, chẳng cần ai viết sách ca tụng. Ngài vẫn mãi mãi là một người nhỏ bé nhất trong danh sách các thánh được tôn phong, nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước Trời cũng còn lớn hơn Gioan Tẩy Giả, như lời Chúa đã nói trước. Cũng như có biết bao cử chỉ, biết bao tâm tình, biết bao hành động trong đời, đâu có phải không được ghi chép ra là không có giá trị lớn lao. Một nụ cười bao dung, một cái nhìn cảm thông, một bàn tay vỗ vễ an ủi... tất cả đều là những tác phẩm tuyệt vời, mắc tiền hơn bất cứ tuyệt tác nào của Michelangelo, Leonardo da Vinci, Vincent van Gogh...
Chứng từ cho Tin Vui đạo Chúa ở ngay trong cuộc sống bình lặng thường ngày. Chứng từ của các ngài vượt trên chữ viết hay tài liệu. Đức tin mới là cốt lõi, coi thường mọi sự, kể cả mạng sống mình.
TIN VUI LỚN: QUÀ TẶNG QUÍ BÁU NHẤT
Vậy thì việc tôn phong các thánh đúng là một quà tặng quí báu nhất trao cho mỗi người. Từ nay mình biết cách khai đào mỏ quí kim đã chôn sẵn trong lòng, chỉ cần con mắt niềm tin là thấy được như vậy. Đây đúng là con đường ngắn nhất, dễ nhất và sẵn nhất, ai cũng có thể bước theo, ai cũng có thể nên thánh được. Và từ nay mình bắt đầu sống giàu có, với tác phong sang trọng được làm con của Chúa Trời Đất.
Tối nay, cầm tràng chuỗi trong tay đọc kinh với những kinh đơn sơ nhất, mình cảm thấy đang cùng với thánh Anrê Tường và biết bao nhiêu bậc tiên tổ đức tin, xướng lên sức mạnh của niềm tin. Dòng kinh đọc như hơi thở qua bao đời, vẫn tiếp tục sinh động chuyển lực cho đến hôm nay. Mình chỉ cần hòa vào dòng hơi thở đó là nhận được tất cả sức sống làm hồi sinh tâm hồn.
|
6:18 AM
Anrê Tường
,
các thánh tử đạo Việt Nam
Thánh tử đạo Việt Nam: Anrê Trần Văn Trông (1814-1835)
Unknown
Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam vào tù. Mẹ của ngài có mặt khi ngài bị xử tử và đã nhận lãnh thủ cấp của con trong lòng. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ 28 tháng 11.
| |
Trong vòng tay người mẹ.
Trong hành tích thánh Anrê Trần Văn Trông, người quân nhân xứ Huế, ta thấy nổi bật lên chân dung của một bà mẹ. Đức Giáo Hoàng Lêo XIII ca tụng bà đã thể hiện lòng can trường "theo gương Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo". Như Đức Maria dưới chân Thánh Giá dâng hiến Người Con Yêu Dấu, bà mẹ đó cũng có mặt trong cuộc hành quyết để hiến dâng người con trai duy nhất của mình. bà đi bên cạnh con, không than khóc không sầu buồn, trái lại còn bình tĩnh vui vẻ khuyên con hãy bền chí đến cùng.
Khi đầu Anrê Trông rơi xuống, bà mạnh dạn bước vào pháp trường kêu lớn tiếng trước mặt các quan : "Đây là con tôi, đứa con mà tôi đã cưu mang dưỡng dục. Giờ này nó vẫn là con tôi, xin các ông trả lại tôi cái dầu của con tôi". Nói xong, bà mở rộng vạt áo, bọc lấy thủ cấp đẫm máu của người con yêu quý, rồi đêm về mai táng trong nhà.
Tuổi xuân ước mơ.
Anrê Trần Văn Trông sinh năm 1814 trong một gia đình Công Giáo ở Kim Long, Phú Xuân (Huế). Cậu là con trai duy nhất trong nhà, thế mà năm 15 tuổi, người cha lại mất sớm, khiến gia đình lâm cảnh mẹ góa con côi. Để giúp mẹ mưu sinh, Anrê Trông đành giã từ sách đèn, theo chân bà con lối xóm về họ Thợ Đúc dệt tơ cho hoàng gia. Là người ngay thật, cậu không ăn bớt của công, luôn chăm chỉ làm việc và ưa những chuyện gây gỗ, bất hòa. Mỗi buổi chiều, sau những giờ lao động mệt mỏi, cậu thường vác cần câu đến ngồi bên bờ sông Hương xanh biếc, để được gần gũi với thiên nhiên.
Sử gia Rodriguez đã diễn tả tâm trạng của cậu qua những vần thơ sau (Martirologie III, pp. 158 – 159):
"Ôi êm đềm cảnh thiên nhiên trầm lặng,
Dưới ngàn cây râm mát thoảng hương hoa, Nước lung linh nghe thanh thản tâm hồn, Sông in dáng bóng non xanh xanh biếc…"
Nhưng cuộc đời êm ả đó không kéo dài được lâu mãi. Đồng lương ít ỏi của người thợ dệt tơ không đủ nuôi sống gia đình. Năm 20 tuổi, Anrê Trông đành giã từ mẹ lên đường nhập ngũ.
Xông vào cuộc chiến
Sau tám tháng phục vụ trong quân đội, tháng 11.1834, triều đình ra lệnh những binh sĩ Công Giáo phải ra trình diện. Không chút e dè, Anrê Trông với 12 đồng đội cùng ở khu Thợ Đúc đến "ra mắt" quan. Quan yêu cầu các anh phải tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và đạp lên Thánh Giá. Cả 13 chiến sĩ Công Giáo đều cương quyết khước từ. Các quan bèn dùng biện pháp tra tấn dã man… lần lượt 12 người bỏ cuộc, chỉ còn mình Anrê Trông vẫn trung kiên đến cùng. Quân lính trói anh lại khiêng qua Thánh Giá, nhưng anh co chân lên quyết không xúc phạm đến ảnh Chúa. Thế là từ trại lính, anh bị tống qua trại giam. Các quan kết án tử hình, nhưng còn giam hậu, nghĩa là chưa xử ngay.
Suốt một năm bị giam trong ngục, Anrê Trông chịu nhiều điều cơ cực khổ sở, nhưng niềm tin của anh qua những thử thách đó càng ngày càng vững mạnh. Anrê sốt sắng cầu nguyện và đặc biệt phó thác đời mình cho Đức Mẹ, xin Chúa vì lời Mẹ Maria chuyển cầu ban cho ơn trung tín đến cùng. Những món qùa tiếp tế nhận được, anh chia sẻ cho các bạn tù và lính canh ngục, nên được họ quý mến. Cũng chính nhờ đó, anh có cơ hội đặc biệt để đi xưng tội, rước lễ và thăm mẹ.
Khi biết tin có cha Ngôn đang hoạt động ở Phú Xuân, anh Trông liền xin viên cai ngục và được phép về nhà một ngày dưới sự giám sát của một người lính. Nhờ đã dò hỏi rõ nơi ở của vị linh mục, Anrê Trông và người lính chèo thuyền đến bến đò kia vào giữa trưa. Lúc đó, mọi người dân chài đã lên bờ ăn uống nghỉ ngơi. Anh Trông liền bước qua thuyền của cha Ngôn, đẩy thuyền trôi nhẹ ra giữa dòng. Hai người nhỏ to "Tâm sự" và anh quỳ xuống lãnh phép lành tha tội. Xưng tội xong, anh ngỏ ý xin rước lễ, cha Ngôn hẹn anh sáng hôm sau tại Kẻ Văn. Thế rồi anh và người lính tiếp tục chèo thuyền về Kim Long. Hai người lên bờ và ngủ tại nhà mẹ một đêm. Tả sao cho siết niềm vui của hai mẹ con được tái ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ này. mẹ anh đã hết lời khích lệ động viên anh kiên tâm vì đức tin.
Tảng sáng hôm sau, anh Trông và người lính gác vội vã chèo thuyền đến điểm hẹn. Gặp lại vị "khách quý", anh liền quỳ xuống lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn chúc lành : "Ước gì Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô sẽ gìn giữ con đến cuộc sống muôn đời". Anh thưa: "Amen". Rồi trong niềm hân hoan vì hồng phúc mới lãnh nhận, anh vui vẻ trở về trại giam như lời hứa với viên cai ngục.
Nỗi lòng hai mẹ con
Sau một năm tù, không hy vọng gì Anrê Trông thay đổi ý kiến, các quan quyết định ngày xử là 28.11.1835. Sáng hôm đó, người chiến sĩ đức tin gặp được người anh họ mình. Anh ta hỏi có muốn ăn gì không ? Anrê Trông trả lời: "Em muốn ăn chay để dọn mình tử đạo", rồi nói tiếp: "Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em cả, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện, và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết".
Nhưng thực tế, người anh họ chưa kịp nhắn lại. Bà mẹ Anrê Trông khi hay tin con bị đem đi xử, liền vội vã ra đón con ở đầu chợ, nơi con sắp đi qua, gặp con, bà chỉ hỏi một câu vắn tắt : "Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù con có nợ nần ai chăng, nếu có thì cho mẹ hay, mẹ sẽ trả thay con". Tấm lòng người mẹ là thế đấy. Bà biết rõ con của mình đủ can đảm chịu mọi đau đớn, giờ đây bà chỉ lo cho con về đức công bình.
Khi được con cho biết không vướng gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ. đến nơi xử, sau khi quân lính tháo gông xiềng, người chiến sĩ đức tin liền đón lấy, trao cho người lính cạnh bên và nói : "Xin nhờ anh đưa dùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm". Mẹ anh đứng gần nên nghe rất rõ, nhưng bà chưa lấy kỷ vật đó làm đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa.
Chiêng trống nổi lên, lý hình vung gươm, dầu vị tử đạo 21 tuổi rơi xuống. Bà mẹ anrê Trông chứng kiến ngay từ giây phút đầu tại pháp trường, bà thỏa lòng dù rất khổ đau, bước ra đòi viên chỉ huy trao thủ cấp con bà. Bọc trong vạt áo rồi ghì chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lắp lại : "Ôi con yêu quý của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ nhé !".
Ngày 27.5.1900, Đức Lêo XIII suy tôn người chiến sĩ anh hùng Anrê Trông lên hàng Chân Phước. Ngài không ngớt lời ca ngợi mẫu gương của bà mẹ hào hùng, đã họa lại gần trọn vẹn hình ảnh Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo xưa trên đỉnh Can-vê.
Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
|
6:14 AM
Anrê Trần Văn Trông
,
các thánh tử đạo Việt Nam
Thánh tử đạo Việt Nam: Anrê Phú Yên (1625 - 1644)
Unknown
Anrê Phú Yên - Sinh tại tỉnh Phú Yên năm 1625. Rửa tội năm 15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh chị, do chính cha Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ngày 5 tháng 3 năm thánh 2000, Ðức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước một thanh niên Việt Nam, tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644, và được biết dưới tên thánh Anrê, và đồng thời cũng là thầy giảng.
Ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Thầy anh dũng dâng hiến mạng sống vì trung thành với đức tin Kitô và những lời Thầy cam kết với Chúa Kitô trong tư cách là người truyền bá Tin Mừng và giáo lý Kitô, nhưng ký ức về Thầy vẫn không suy giảm; trái lại, tấm gương của Thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giúp đỡ họ sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn.
Thầy Giảng Anrê, gốc tỉnh Phú Yên (giáo xứ Mằng lăng, Giáo phận Quy Nhơn), là con út của một phụ nữ tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục con cái với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện. Do lời năn nỉ của bà mẹ, cha Ðắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn.
Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội cùng với mẹ ba năm trước khi bà qua đời, tức là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Anrê sinh năm 1625 hay 1626, không rõ ngày tháng, và lúc chịu chết năm 1644, Thày trạc độ 19 hay 20 tuổi.
Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức là năm 1642, Anrê được cha Ðắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là "Nhà Ðức Chúa Trời" mà cha Ðắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Ðức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai, suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng.
Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy.
Trước cuối tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ trở lại tỉnh nơi Thầy Giảng Anrê sinh sống. Quan mang theo sắc lệnh của chúa Nguyễn cấm truyền bá đạo Kitô trong nước: vì thế quan quyết định hành động trước tiên chống lại các thầy giảng.
Cha Ðắc Lộ không hề hay biết ý định này của quan, nên tới thăm quan vì xã giao, nhưng ngay sau đó cha được biết chúa Nguyễn rất giận dữ khi thấy vì cha mà có đông người dân bản xứ theo đạo Kitô. Vì thế cha phải bỏ xứ Ðàng Trong để trở về Macao và không được phép dậy giáo lý cho dân nữa. Còn các tín hữu theo đạo thì bị trừng phạt rất nặng nề.
Rời dinh quan Nghè Bộ, cha Ðắc Lộ đi thẳng xuống nhà tù nơi giam giữ một thầy giảng già 63 tuổi tên là Anrê, mới bị bắt hai ngày trước đó. Trong khi ấy, quan ra lệnh cho lính tới nhà cha lùng bắt một thầy giảng khác tên là Ignatio. Nhưng thầy Ignatio đã đi làm việc tông đồ. Lính chỉ tìm thấy Thày Anrê trẻ: để khỏi trở về dinh quan Bộ tay không, lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, rồi giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ. Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, Thày đựơc dẫn tới trước mặt quan. Lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy thầy Ignatio, nhưng đã bắt được một "thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta luôn nói về đạo Kitô và khuyến khích họ theo đạo".
Nghe vậy quan tìm mọi cách làm cho Thầy Anrê "từ bỏ cái đạo điên rồ đó và bỏ lòng tin".
"Nhưng thanh niên can trường ấy trả lời quan rằng mình là Kitô hữu, và rất sẵn sàng chịu mọi khổ hình chứ không từ bỏ đạo mình tuyên xưng: nên xin quan cứ tùy ý chuẩn bị các hình cụ, chàng vui lòng đón nhận, với xác tín rằng, vì đức tin, càng chịu khổ đau chừng nào thì càng chết vinh quang chừng ấy".
Tức giận vì sự bất khuất của Thầy Anrê không hề sợ hãi trước những lời đe dọa, quan truyền đóng gông và giải Thầy vào ngục, cùng nơi giam giữ thầy Anrê già.
Cha Ðắc Lộ và một vài thương gia Bồ Ðào Nha tới thăm hai thầy: Thầy Anrê trẻ thanh thản và vui mừng vì được chịu khổ đau vì Chúa Kitô đến độ những người đến thăm Thầy bịn rịn không rời Thầy được, và nước mắt tràn bờ mi, họ xin Thầy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện. Thấy vậy, Thầy tự nhạo cười mình và xin họ cầu nguyện cho Thầy, để Chúa ban cho Thầy ơn trung thành với Chúa cho đến chết, "dâng hiến mạng sống trong tình yêu trọn vẹn, hầu đáp trả tình yêu thương vô biên của Chúa, Ðấng đã hiến mạng sống vì loài người... những lời Thày luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là: Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống".
Sáng hôm sau, 26 tháng 7 năm 1644, hai tín hữu Kitô cùng tên Anrê, Anrê già 63 tuổi và Anrê trẻ, cổ mang gông, bị dẫn qua các đường phố đông người qua lại nhất trong thành, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai. Quan trấn triệu tập một vài quan khác, lôi kéo họ về phía mình và tuyên án tử cho Thầy Giảng Anrê trẻ, rồi ra lệnh dẫn Thầy trở về ngục thất.
Còn thầy Anrê già thì được tha vì lý do tuổi tác nhờ lời xin của cha Ðắc Lộ và các thương gia Bồ Ðào Nha.
Vào khoảng 5 giờ chiều, một viên chỉ huy cùng với 30 người lính vào nhà tù, nơi vị Tôi Tớ Chúa bị giam giữ, và ra lệnh cho Thầy phải đi theo tới nơi hành quyết. Thầy Anrê cảm tạ Chúa vì giờ hiến tế đã tới, và sau khi chào mọi người hiện diện trong tù, Thầy nhanh nhẹn bước đi. Quân lính vây chặt chung quanh và dẫn Thầy Anrê đi qua các đường phố ở Kẻ Chàm, tới một cánh đồng ngoài thành. Cha Ðắc Lộ, nhiều Kitô hữu Bồ Ðào Nha và Việt Nam cũng như nhiều người lương đã đi theo và chứng kiến cuộc xử tử vị Tôi Tớ Chúa.
Theo thói quen tại đây, cha Ðắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng lấy máu Thầy, nhưng Thầy Anrê không muốn nhận điều ấy, Thầy muốn máu mình thấm xuống đất, để được giống như máu cực trọng Chúa Kitô đã đổ ra. Trong khi đó, Thầy Anrê nhắn nhủ các Kitô hữu hiện diện hãy luôn kiên vững trong đức tin, đừng buồn phiền vì cái chết của Thầy, và hãy giúp lời cầu cho Thày được trung thành tới cùng.
Cuộc hành quyết Thầy Anrê được thi hành bằng mấy nhát lao đâm thấu cạnh sườn bên trái, và sau cùng khi một người lính sắp dùng đao chém đầu, Thày lớn tiếng kêu lên "Giêsu".
Cho tới hơi thở cuối cùng, Thầy Anrê đã chứng tỏ lòng kiên trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô.
*****
Lạy Chúa, xin cho các giáo lý viên và các bạn trẻ, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù nơi bị cấm cách, hay trong xã hội tân tiến với nhiều quyến rũ, biết noi gương Chân Phước Thầy Giảng Anrê Phú Yên, hăng say loan truyền Tin Mừng Tình Yêu và Hòa Giải và trung kiên theo Chúa Giêsu, hiến mạng sống đáp trả lại tình yêu của Ngài. (Lời Nguyện Giáo Dân Thánh Lễ Tôn Phong Chân Phước Anrê Phú Yên tại Công Trường Thánh Phêrô, Vatican 5.3.2000)
Ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Thầy anh dũng dâng hiến mạng sống vì trung thành với đức tin Kitô và những lời Thầy cam kết với Chúa Kitô trong tư cách là người truyền bá Tin Mừng và giáo lý Kitô, nhưng ký ức về Thầy vẫn không suy giảm; trái lại, tấm gương của Thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giúp đỡ họ sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn.
Thầy Giảng Anrê, gốc tỉnh Phú Yên (giáo xứ Mằng lăng, Giáo phận Quy Nhơn), là con út của một phụ nữ tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục con cái với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện. Do lời năn nỉ của bà mẹ, cha Ðắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn.
Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội cùng với mẹ ba năm trước khi bà qua đời, tức là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Anrê sinh năm 1625 hay 1626, không rõ ngày tháng, và lúc chịu chết năm 1644, Thày trạc độ 19 hay 20 tuổi.
Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức là năm 1642, Anrê được cha Ðắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là "Nhà Ðức Chúa Trời" mà cha Ðắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Ðức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai, suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng.
Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy.
Trước cuối tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ trở lại tỉnh nơi Thầy Giảng Anrê sinh sống. Quan mang theo sắc lệnh của chúa Nguyễn cấm truyền bá đạo Kitô trong nước: vì thế quan quyết định hành động trước tiên chống lại các thầy giảng.
Cha Ðắc Lộ không hề hay biết ý định này của quan, nên tới thăm quan vì xã giao, nhưng ngay sau đó cha được biết chúa Nguyễn rất giận dữ khi thấy vì cha mà có đông người dân bản xứ theo đạo Kitô. Vì thế cha phải bỏ xứ Ðàng Trong để trở về Macao và không được phép dậy giáo lý cho dân nữa. Còn các tín hữu theo đạo thì bị trừng phạt rất nặng nề.
Rời dinh quan Nghè Bộ, cha Ðắc Lộ đi thẳng xuống nhà tù nơi giam giữ một thầy giảng già 63 tuổi tên là Anrê, mới bị bắt hai ngày trước đó. Trong khi ấy, quan ra lệnh cho lính tới nhà cha lùng bắt một thầy giảng khác tên là Ignatio. Nhưng thầy Ignatio đã đi làm việc tông đồ. Lính chỉ tìm thấy Thày Anrê trẻ: để khỏi trở về dinh quan Bộ tay không, lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, rồi giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ. Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, Thày đựơc dẫn tới trước mặt quan. Lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy thầy Ignatio, nhưng đã bắt được một "thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta luôn nói về đạo Kitô và khuyến khích họ theo đạo".
Nghe vậy quan tìm mọi cách làm cho Thầy Anrê "từ bỏ cái đạo điên rồ đó và bỏ lòng tin".
"Nhưng thanh niên can trường ấy trả lời quan rằng mình là Kitô hữu, và rất sẵn sàng chịu mọi khổ hình chứ không từ bỏ đạo mình tuyên xưng: nên xin quan cứ tùy ý chuẩn bị các hình cụ, chàng vui lòng đón nhận, với xác tín rằng, vì đức tin, càng chịu khổ đau chừng nào thì càng chết vinh quang chừng ấy".
Tức giận vì sự bất khuất của Thầy Anrê không hề sợ hãi trước những lời đe dọa, quan truyền đóng gông và giải Thầy vào ngục, cùng nơi giam giữ thầy Anrê già.
Cha Ðắc Lộ và một vài thương gia Bồ Ðào Nha tới thăm hai thầy: Thầy Anrê trẻ thanh thản và vui mừng vì được chịu khổ đau vì Chúa Kitô đến độ những người đến thăm Thầy bịn rịn không rời Thầy được, và nước mắt tràn bờ mi, họ xin Thầy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện. Thấy vậy, Thầy tự nhạo cười mình và xin họ cầu nguyện cho Thầy, để Chúa ban cho Thầy ơn trung thành với Chúa cho đến chết, "dâng hiến mạng sống trong tình yêu trọn vẹn, hầu đáp trả tình yêu thương vô biên của Chúa, Ðấng đã hiến mạng sống vì loài người... những lời Thày luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là: Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống".
Sáng hôm sau, 26 tháng 7 năm 1644, hai tín hữu Kitô cùng tên Anrê, Anrê già 63 tuổi và Anrê trẻ, cổ mang gông, bị dẫn qua các đường phố đông người qua lại nhất trong thành, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai. Quan trấn triệu tập một vài quan khác, lôi kéo họ về phía mình và tuyên án tử cho Thầy Giảng Anrê trẻ, rồi ra lệnh dẫn Thầy trở về ngục thất.
Còn thầy Anrê già thì được tha vì lý do tuổi tác nhờ lời xin của cha Ðắc Lộ và các thương gia Bồ Ðào Nha.
Vào khoảng 5 giờ chiều, một viên chỉ huy cùng với 30 người lính vào nhà tù, nơi vị Tôi Tớ Chúa bị giam giữ, và ra lệnh cho Thầy phải đi theo tới nơi hành quyết. Thầy Anrê cảm tạ Chúa vì giờ hiến tế đã tới, và sau khi chào mọi người hiện diện trong tù, Thầy nhanh nhẹn bước đi. Quân lính vây chặt chung quanh và dẫn Thầy Anrê đi qua các đường phố ở Kẻ Chàm, tới một cánh đồng ngoài thành. Cha Ðắc Lộ, nhiều Kitô hữu Bồ Ðào Nha và Việt Nam cũng như nhiều người lương đã đi theo và chứng kiến cuộc xử tử vị Tôi Tớ Chúa.
Theo thói quen tại đây, cha Ðắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng lấy máu Thầy, nhưng Thầy Anrê không muốn nhận điều ấy, Thầy muốn máu mình thấm xuống đất, để được giống như máu cực trọng Chúa Kitô đã đổ ra. Trong khi đó, Thầy Anrê nhắn nhủ các Kitô hữu hiện diện hãy luôn kiên vững trong đức tin, đừng buồn phiền vì cái chết của Thầy, và hãy giúp lời cầu cho Thày được trung thành tới cùng.
Cuộc hành quyết Thầy Anrê được thi hành bằng mấy nhát lao đâm thấu cạnh sườn bên trái, và sau cùng khi một người lính sắp dùng đao chém đầu, Thày lớn tiếng kêu lên "Giêsu".
Cho tới hơi thở cuối cùng, Thầy Anrê đã chứng tỏ lòng kiên trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô.
*****
Lạy Chúa, xin cho các giáo lý viên và các bạn trẻ, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù nơi bị cấm cách, hay trong xã hội tân tiến với nhiều quyến rũ, biết noi gương Chân Phước Thầy Giảng Anrê Phú Yên, hăng say loan truyền Tin Mừng Tình Yêu và Hòa Giải và trung kiên theo Chúa Giêsu, hiến mạng sống đáp trả lại tình yêu của Ngài. (Lời Nguyện Giáo Dân Thánh Lễ Tôn Phong Chân Phước Anrê Phú Yên tại Công Trường Thánh Phêrô, Vatican 5.3.2000)
6:10 AM
Anrê Phú Yên
,
các thánh tử đạo Việt Nam
Thánh tử đạo Việt Nam: Anrê Nguyễn Kim Thông (1790-1855)
Unknown
Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), lý trưởng, thầy giảng; sinh 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15 tháng 7 năm 1855, tại Mỹ Tho. Thánh Thuông, lý trưởng của làng, bị trục xuất vào lúc khởi đầu của cuộc bách hại vì lòng sốt sắng của ngài với đạo Công Giáo. Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ Tho. được phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ kính 15 tháng 7.
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng Mến Thánh Giá.
Từ lúc còn trẻ, Nguyễn Kim Thông đã nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan, nên sớm được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ, và sau đó được Ðức Giám Mục Cuénot Thể cử làm trùm họ Huyện. Ông Trùm Thông rất được dân làng trọng vọng, tôn ông là ông Cả trong làng, nên gọi là Trùm Cả, Trùm Cả Năm Thuông.
Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, trưng khẩn ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “Cần Nông”.
Ðối với Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha Cuénot Thể tạo mãi ruộng đấy, xây dựng Tòa Giám Mục, mở chủng viện, tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung, đồng thời đảm nhiệm trọng trách cố vấn quản lý tài sản nhà chung để tạo phương tiện điều hành Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các Thầy trong cơn bách bại đạo Chúa. Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó mở đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các Cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám Mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị. Mọi chi phí ăn uống cho các Cha trong những ngày tạm trú đều do gia đình ông Trùm Cả đài thọ. Anrê Năm Thuông không bao giờ tiếc công tiếc của trong việc mở mang nước Chúa.
Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa cả sáng và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, ông luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn. Trong trách nhiệm xét xử việc làng, ông Trùm xét đoán theo lẽ công bình, rồi sau đó lấy của nhà gíup đỡ cho người nghèo thua kiện. Ông năng khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Nhưng Ông cũng tỏ ra không kém thẳng thắn khiển trách người ngoan cố, như đã có lần nhắc nhở đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về Ông Trùm Cả. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh vào năm 1853, năm Tự Ðức thứ 6.
Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ đươc tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”.
Thế là sau ba tháng bị giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm từ triều đình Huế gửi vào: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường (Mỹ tho). Trên đường đi đày, tới Gia Ðịnh Ông Trùm ngã bệnh. Có người muốn ra tay cứu Ông. Ông Trùm ngỏ lời cảm ơn lòng tốt của họ và xin hãy để Ông được vâng theo Thánh Ý Chúa. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình của Ông Năm Thuông trở nên trầm trọng. Ngày 15-7-1855, sau khi kêu tên cực thánh ba Ðấng “Giêsu, Maria, Giuse”, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích. Ông thọ 65 tuổi.
Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng Mến Thánh Giá.
Từ lúc còn trẻ, Nguyễn Kim Thông đã nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan, nên sớm được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ, và sau đó được Ðức Giám Mục Cuénot Thể cử làm trùm họ Huyện. Ông Trùm Thông rất được dân làng trọng vọng, tôn ông là ông Cả trong làng, nên gọi là Trùm Cả, Trùm Cả Năm Thuông.
Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, trưng khẩn ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “Cần Nông”.
Ðối với Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha Cuénot Thể tạo mãi ruộng đấy, xây dựng Tòa Giám Mục, mở chủng viện, tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung, đồng thời đảm nhiệm trọng trách cố vấn quản lý tài sản nhà chung để tạo phương tiện điều hành Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các Thầy trong cơn bách bại đạo Chúa. Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó mở đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các Cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám Mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị. Mọi chi phí ăn uống cho các Cha trong những ngày tạm trú đều do gia đình ông Trùm Cả đài thọ. Anrê Năm Thuông không bao giờ tiếc công tiếc của trong việc mở mang nước Chúa.
Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa cả sáng và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, ông luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn. Trong trách nhiệm xét xử việc làng, ông Trùm xét đoán theo lẽ công bình, rồi sau đó lấy của nhà gíup đỡ cho người nghèo thua kiện. Ông năng khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Nhưng Ông cũng tỏ ra không kém thẳng thắn khiển trách người ngoan cố, như đã có lần nhắc nhở đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về Ông Trùm Cả. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh vào năm 1853, năm Tự Ðức thứ 6.
Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ đươc tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”.
Thế là sau ba tháng bị giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm từ triều đình Huế gửi vào: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường (Mỹ tho). Trên đường đi đày, tới Gia Ðịnh Ông Trùm ngã bệnh. Có người muốn ra tay cứu Ông. Ông Trùm ngỏ lời cảm ơn lòng tốt của họ và xin hãy để Ông được vâng theo Thánh Ý Chúa. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình của Ông Năm Thuông trở nên trầm trọng. Ngày 15-7-1855, sau khi kêu tên cực thánh ba Ðấng “Giêsu, Maria, Giuse”, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích. Ông thọ 65 tuổi.
Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
Thánh tử đạo Việt Nam: Anrê Trần An Dũng Lạc (1795 – 1839)
Unknown
Anrê Trần An Dũng Lạc, Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo ở Bắc Ninh năm 1795, Trần An Dũng theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Sau đó cậu được gán cho một thày giảng nuôi nấng dạy dỗ và rửa tội với tên Thánh là Anrê. Chịu chức Linh mục ngày 15-3-1823, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII. Lễ kính ngày 21 tháng 12.
Ngài là một nhà truyền giáo kiên trì không biết mệt, bằng lời nói và việc làm, tại nhiều giáo xứ cho đến khi bị bắt năm 1835. Giáo dân của ngài quyên góp đủ tiền để chuộc ngài. Sau đó ngài đổi tên từ Dũng thành Lạc để che dấu căn cước, và rời sang một vùng khác để tiếp tục sứ mạng.
Trước hết Cha Dũng được sai đi giúp Cha Khiết ở Ðồng Chuối rồi giúp Cha Thi ở xứ Ðoài và Cha Duyệt ở Sơn Miêng. Sau đó Ðức Cha cử ngài làm chính xứ Kẻ Ðầm lúc ngài 40 tuổi. Ở đâu Cha Dũng cũng được mọi người quí mến vì ngài đối xử khôn khéo lại giảng đạo sốt sắng. Ngài rất nhiệm nhặt trong việc ăn mặc, Mùa chay, ngài ăn chay mọi ngày, nhiều khi cả những ngày thứ Tư và thứ Sáu trong năm nữa. Trong thời kỳ bị cấm đạo Cha Dũng phải trà trộn ở trong nhà giáo dân, nếu họ dọn cơm thịt hay cá lớn thì ngài trách: “Ðừng làm như vậy, hãy mua tôm tép như thường dân khác mà ăn”.
Cha Dũng còn có lòng thương giúp những người nghèo túng. Khi được mời đi kẻ liệt, ngài đi một mình để tránh cho các thầy khỏi bị bắt. Khi không đi làm phúc được, Cha Dũng thường sai các các thầy đi các nơi để thăm hỏi và khuyên bảo giáo dân tìm đến ngài mà xưng tội. Lúc ngài coi xứ Kẻ Ðầm thì các nhà chung đã phải rỡ hết.
Năm 1835 ông Lý Nhâm vì ghét Tổng Thìn là người có đạo, muốn cho ông phải tội đã đem lính đến bắt Cha Dũng cùng với 30 giáo dân đang xem lễ ở Kẻ Sui. Ông Tổng Thìn phải đưa 6 nén bạc cho quan huyện Hào Khánh ở Ðôn Thư xin liệu việc với quan phủ cho khỏi án. Quan huyện lấy 4 nén còn hai nén cho người nhà quan phủ và trình rằng: “Cậu tôi về xem lễ ở Kẻ Sui mà quan bắt thì xin tha”.
Cha Dũng được tha về còn những người khác bị giam lại 21 ngày. Sau đó Cha Dũng phải đổi tên là Lạc vì quan quân đã biết tên ngài. Cha Lạc thường hay xuống tỉnh Nam Ðịnh thăm viếng an ủi các giáo dân bị bắt. Ngài nói với những người khác rằng: “Những người chết vì đạo thì được lên thiên đàng ngay, còn tôi cứ phải ẩn trốn và mất nhiều tiền bạc mới thoát khỏi tay các quan, thà rằng tôi bị bắt và chết vì đạo thì hơn”.
Sau 7 năm làm cha Sở Kẻ Ðầm, khoảng 4 năm sau lần bị bắt trước, Cha Lạc bị bắt lại ngày 10-11-1839, khi ngài sang thăm và xưng tội với Cha già Thi ở Kẻ Sui. Ông Lý Pháp không biết Cha Lạc nên có nhiều người dục ngài trốn đi, nhưng ngài nói: “Phó mặc cho ý Thiên Chúa, đây sẽ là lần thứ hai tôi bị bắt vì Chúa Giêsu Kitô”.
Vì vậy khi Lý Pháp hỏi ngài có phải là cụ đạo không, ngài nhận ngay nên bị bắt trói lại. Giáo dân muốn có cha giúp đỡ phần thiêng liêng cho họ nên đã phải chạy tiền mới xin cho Cha Lạc được tự do. Cha Lạc dùng thuyền về nhà nhưng trên đường gặp mưa gió lớn phải đến một nhà quen trú ẩn. Cũng lúc đó, vì nghe Lý Pháp bắt được cụ đạo nên quan huyện đang dẫn người đi tới. Người nhà thấy vậy vội hô lên nho nhỏ để người chèo thuyền không ghé lên bờ: “Quan! Quan!”
Nhưng người chèo thuyền lại nghĩ là người ta nói đùa nên cứ ghé lên bờ. Cha Lạc liền bị chận hỏi, ngài nhận mình là cụ đạo nên bị bắt trói còn những người khác chạy trốn được. Ðêm ấy Cha Lạc ngồi nói chuyện vui vẻ với linh canh và người nhà quan. Cha nói: “Vua cấm đạo và Ðức Chúa Trời định cho tôi phải bắt, tôi không sợ gì, trái lại vui nữa là khác”.
Sáng hôm sau quan ngồi ăn một mâm, Cha Lạc cũng ngồi ăn một mâm, quan nói: “Ông ngồi một mình một mâm thì cũng là quan bên đời”.
Trước khi đưa về huyện, quan sai làm gông bằng tre nhẹ đeo vào cổ Cha Lạc.
Về tới huyện Bình Lục, quan nói với Cha Lạc: “Tôi không có ý bắt ông nhưng kẻ tố giác cứ lên cáo mãi nên tôi phải đi”.
Cha Lạc thưa lại: “Ông không có ý bắt tôi thì hãy tha tôi về”.
Quan đáp: “Bây giờ sự việc đã lộ rồi không làm gì được nữa”. Quan nói như vậy là có ý muốn ăn tiền đút lót, nên giáo dân lo gom góp tiền, và ông Cửu Bình cũng muốn cầm cả cơ nghiệp để có đủ tiền chuộc cha về, ông viết thư cho ngài: “Thưa cha, cha chịu chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại”. Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc, cha nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì”.
Ðức Cha Retord (Liêu) cũng sai Thầy Sự mang 5 nén bạc đi chuộc Cha Thi và Cha Lạc, đức cha nói: “Hai cụ ấy tốt lắm, có thể chuộc được thì chuộc”.
Cha Lạc nói lại với Thầy Sự: “Thầy nghĩ mà xem, tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh Phêrô, thì nói bổn đạo đừng chuộc tôi nữa”.
Quan huyện lấy lời ngọt ngào dụ dỗ hai cha quá khóa, với Cha Lạc ông nói: “Thầy đạo, thầy biết nhiều chữ nghĩa và còn trẻ nữa thì tại sao lại muốn chết, có phải là uổng không? Hãy tin tôi đi, nhắm mắt lại bước qua ảnh thánh hoặc chỉ đi vòng chung quanh, nếu thầy muốn thì để cho lính của tôi khiêng thầy qua, tôi sẽ làm án tha ngay”.
Cha Lạc dõng dạc thưa lại: “Tôi không bao giờ làm theo ý quan vừa nói đâu. Hãy khép án tôi phải cắt trăm mảnh thì hơn”.
Không lay chuyển được lòng hai cha, quan huyện làm tờ trình là bắt được hai cha ở ngoài ruộng để không ai bị phiền vạ lây, rồi dẫn giải cả hai về Hà Nội giao cho quan án. Về sau Cha Lạc sai người nhà mang rượu và 100 viên thuốc biếu quan huyện để cám ơn ông đã khai như vậy.
Với giáo dân đi theo tiễn đưa khóc lóc, Cha Lạc nói: “Chúng tôi cám ơn anh chị em, anh chị em hãy về nhà và sốt sắng làm tôi thờ phượng Chúa cũng như là chúng tôi còn ở giữa anh chị em. Than khóc như thế này không có ích lợi gì mà còn tăng thêm sự phiền khổ cho chúng tôi”.
Ngay ngày hôm sau khi vào nhà tù ở Hà Nội, ngày 17-11, các quan bắt đầu cuộc thẩm vấn, chính Cha Lạc thuật lại trong thơ gởi cho Ðức Cha Jeantet như sau: “Ngày 17, quan đã giao nộp chúng con cho quan án để truyền lệnh bắt chúng con bước qua ảnh thánh giá. Vì chúng con từ khước nên năm sáu anh linh xấn lại khiêng chúng con qua. Cha Thi đã ôm được thánh giá nhấc lên và hôn kính. Phần con, con cho chân lên rất cao và nói với họ: “Hãy chặt bớt chân ta đi, ta rất bằng lòng chứ đừng hòng trông ta chối đạo”.
Sau đó quan lại hỏi vì sao đạo không cho phép thờ kính tổ tiên. Con đáp lại: “Nếu có ai chào khi cha mẹ đang ngủ thì không có kể là tôn kính bởi vì các ngài không biết gì. Cũng một lẽ ấy còn mạnh hơn đối với người đã chết”.
Ngày 19 các quan lại gọi chúng con ra tòa lần thứ hai để ép buộc chúng con. Lần này họ bắt con đeo gông nặng hơn, và ngày 21 lại thay bằng xiềng. Xiềng của Cha Thi nhẹ hơn. Bốn ngày đầu con cứ chảy nước mắt hoài khi nghĩ đến các cha thừa sai và các anh em con. Nhưng từ ngày 15 tới nay thì con vui vẻ và bằng lòng, coi các khổ cực như không. Con thương Cha Thi vì tuổi cao không kham nổi những khốn khổ. Chúa đã thêm sức cho chúng con để không lo lắng gì nữa”.
Ðức Cha Jeantet viết thư cho hai cha để nâng đỡ các ngài bền gan chịu khổ cho đến cùng và xin Cha Lạc thuật lại các câu đối đáp với các quan. Cha Lạc đã viết thư trả lời: “Thưa Ðức Cha, khi chúng con được thư đức cha an ủi thì cảm động chảy nước mắt ra. Chúng con là gì mà được các cha thương lo lắng. Chúng con không biết nói sao cho hết lòng biết ơn của chúng con. Riêng với đức cha, xin đức cha cầu cùng Chúa cho chúng con được giữ nghĩa cùng Chúa cho đến cùng. Chúng con đã viết tất cả những gì xảy ra cho chúng con trong tù cho đến bây giờ, con vẫn phải đối đáp những lời châm biếm của các người tù khác châm biếm đạo thánh. Con xin đức cha thương nhớ đến chúng con. Trong nhà tù rất khó viết thư cũng như nhận thư. Con không còn gì để viết. Vững mạnh như núi thái. Trần An Dũng”.
Ngày 30-11, các quan cho đòi hai cha lên để ký nhận bản ản. Tuy nhiên các quan còn cố ép các cha quá khóa. Một người nhắc đến việc Thầy Phanxicô đã muốn chết hơn là chối đạo. Cha Lạc nhân cơ hội nói lên sự can đảm của mình: “Người tín hữu mà quan vừa nói chỉ là một đồ đệ của chúng tôi, đã biết chọn nghĩa vụ hơn là sự sống. Còn chúng tôi là các thầy đạo lại kém lòng can đảm hơn không dám đi theo con đường chúng tôi đã vạch ra cho họ sao? Không bao giờ, thưa các quan, các quan đừng chờ đợi việc hèn nhát này”.
Các quan bế mạc phiên tòa nói với nhau: “Bọn chúng bám vào tôn giáo đến nỗi điên khùng”.
Ba lần bị tra khảo nhưng các ngài không bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ một vài cái tát mà thôi. Cha Lạc làm một bài thơ gửi cho Cha Thực nói lên chí khí của người Kitô:
Lạc rầy đã rõ chốn quân quan.
Bút chép thơ này gửi thở than.
Lòng nhớ bạn non còn vất vả.
Dạ thương khách chạy chưa yên hàn.
Ðông qua tiết lại thời xuân tới.
Khổ tạm mai sau hưởng phúc an.
Làm kẻ anh hùng chi quản khó.
Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn.
Tuy không phải chịu khốn khổ nhiều nhưng lòng các cha hằng muốn cho mình được xứng đáng đổ máu đào vì Chúa. Các ngài xin với những người nhà cầu nguyện để các ngài được bền vững trong khi chờ án tử. Các quan đã làm án xử trảm cho các ngài. Ngày 20 Cha Trân mang Mình Thánh Chúa cho hai cha. Ngày hôm sau bản châu phê án được mang về tới Hà Nội. Cha Dũng cùng với Cha già Thi vui mừng hát thánh ca theo chân lý hình ra khỏi thành. Tới nơi, các ngài quì cầu nguyện, ngước mắt lên trời và nghiêng cổ ra cho lý hình chém. Nhiều người làm chứng là đã nhìn thấy một con chim trắng, to lớn hơn chim bồ cầu, bay lượn trên các ngài lúc hành quyết. Lệnh quan vừa dứt, đầu Cha Dũng cũng rơi xuống đất.
Cha được phong Á Thánh năm 1900. Ngày Lễ: 26 tháng 12.
Ngài là một nhà truyền giáo kiên trì không biết mệt, bằng lời nói và việc làm, tại nhiều giáo xứ cho đến khi bị bắt năm 1835. Giáo dân của ngài quyên góp đủ tiền để chuộc ngài. Sau đó ngài đổi tên từ Dũng thành Lạc để che dấu căn cước, và rời sang một vùng khác để tiếp tục sứ mạng.
Trước hết Cha Dũng được sai đi giúp Cha Khiết ở Ðồng Chuối rồi giúp Cha Thi ở xứ Ðoài và Cha Duyệt ở Sơn Miêng. Sau đó Ðức Cha cử ngài làm chính xứ Kẻ Ðầm lúc ngài 40 tuổi. Ở đâu Cha Dũng cũng được mọi người quí mến vì ngài đối xử khôn khéo lại giảng đạo sốt sắng. Ngài rất nhiệm nhặt trong việc ăn mặc, Mùa chay, ngài ăn chay mọi ngày, nhiều khi cả những ngày thứ Tư và thứ Sáu trong năm nữa. Trong thời kỳ bị cấm đạo Cha Dũng phải trà trộn ở trong nhà giáo dân, nếu họ dọn cơm thịt hay cá lớn thì ngài trách: “Ðừng làm như vậy, hãy mua tôm tép như thường dân khác mà ăn”.
Cha Dũng còn có lòng thương giúp những người nghèo túng. Khi được mời đi kẻ liệt, ngài đi một mình để tránh cho các thầy khỏi bị bắt. Khi không đi làm phúc được, Cha Dũng thường sai các các thầy đi các nơi để thăm hỏi và khuyên bảo giáo dân tìm đến ngài mà xưng tội. Lúc ngài coi xứ Kẻ Ðầm thì các nhà chung đã phải rỡ hết.
Năm 1835 ông Lý Nhâm vì ghét Tổng Thìn là người có đạo, muốn cho ông phải tội đã đem lính đến bắt Cha Dũng cùng với 30 giáo dân đang xem lễ ở Kẻ Sui. Ông Tổng Thìn phải đưa 6 nén bạc cho quan huyện Hào Khánh ở Ðôn Thư xin liệu việc với quan phủ cho khỏi án. Quan huyện lấy 4 nén còn hai nén cho người nhà quan phủ và trình rằng: “Cậu tôi về xem lễ ở Kẻ Sui mà quan bắt thì xin tha”.
Cha Dũng được tha về còn những người khác bị giam lại 21 ngày. Sau đó Cha Dũng phải đổi tên là Lạc vì quan quân đã biết tên ngài. Cha Lạc thường hay xuống tỉnh Nam Ðịnh thăm viếng an ủi các giáo dân bị bắt. Ngài nói với những người khác rằng: “Những người chết vì đạo thì được lên thiên đàng ngay, còn tôi cứ phải ẩn trốn và mất nhiều tiền bạc mới thoát khỏi tay các quan, thà rằng tôi bị bắt và chết vì đạo thì hơn”.
Sau 7 năm làm cha Sở Kẻ Ðầm, khoảng 4 năm sau lần bị bắt trước, Cha Lạc bị bắt lại ngày 10-11-1839, khi ngài sang thăm và xưng tội với Cha già Thi ở Kẻ Sui. Ông Lý Pháp không biết Cha Lạc nên có nhiều người dục ngài trốn đi, nhưng ngài nói: “Phó mặc cho ý Thiên Chúa, đây sẽ là lần thứ hai tôi bị bắt vì Chúa Giêsu Kitô”.
Vì vậy khi Lý Pháp hỏi ngài có phải là cụ đạo không, ngài nhận ngay nên bị bắt trói lại. Giáo dân muốn có cha giúp đỡ phần thiêng liêng cho họ nên đã phải chạy tiền mới xin cho Cha Lạc được tự do. Cha Lạc dùng thuyền về nhà nhưng trên đường gặp mưa gió lớn phải đến một nhà quen trú ẩn. Cũng lúc đó, vì nghe Lý Pháp bắt được cụ đạo nên quan huyện đang dẫn người đi tới. Người nhà thấy vậy vội hô lên nho nhỏ để người chèo thuyền không ghé lên bờ: “Quan! Quan!”
Nhưng người chèo thuyền lại nghĩ là người ta nói đùa nên cứ ghé lên bờ. Cha Lạc liền bị chận hỏi, ngài nhận mình là cụ đạo nên bị bắt trói còn những người khác chạy trốn được. Ðêm ấy Cha Lạc ngồi nói chuyện vui vẻ với linh canh và người nhà quan. Cha nói: “Vua cấm đạo và Ðức Chúa Trời định cho tôi phải bắt, tôi không sợ gì, trái lại vui nữa là khác”.
Sáng hôm sau quan ngồi ăn một mâm, Cha Lạc cũng ngồi ăn một mâm, quan nói: “Ông ngồi một mình một mâm thì cũng là quan bên đời”.
Trước khi đưa về huyện, quan sai làm gông bằng tre nhẹ đeo vào cổ Cha Lạc.
Về tới huyện Bình Lục, quan nói với Cha Lạc: “Tôi không có ý bắt ông nhưng kẻ tố giác cứ lên cáo mãi nên tôi phải đi”.
Cha Lạc thưa lại: “Ông không có ý bắt tôi thì hãy tha tôi về”.
Quan đáp: “Bây giờ sự việc đã lộ rồi không làm gì được nữa”. Quan nói như vậy là có ý muốn ăn tiền đút lót, nên giáo dân lo gom góp tiền, và ông Cửu Bình cũng muốn cầm cả cơ nghiệp để có đủ tiền chuộc cha về, ông viết thư cho ngài: “Thưa cha, cha chịu chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại”. Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc, cha nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì”.
Ðức Cha Retord (Liêu) cũng sai Thầy Sự mang 5 nén bạc đi chuộc Cha Thi và Cha Lạc, đức cha nói: “Hai cụ ấy tốt lắm, có thể chuộc được thì chuộc”.
Cha Lạc nói lại với Thầy Sự: “Thầy nghĩ mà xem, tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh Phêrô, thì nói bổn đạo đừng chuộc tôi nữa”.
Quan huyện lấy lời ngọt ngào dụ dỗ hai cha quá khóa, với Cha Lạc ông nói: “Thầy đạo, thầy biết nhiều chữ nghĩa và còn trẻ nữa thì tại sao lại muốn chết, có phải là uổng không? Hãy tin tôi đi, nhắm mắt lại bước qua ảnh thánh hoặc chỉ đi vòng chung quanh, nếu thầy muốn thì để cho lính của tôi khiêng thầy qua, tôi sẽ làm án tha ngay”.
Cha Lạc dõng dạc thưa lại: “Tôi không bao giờ làm theo ý quan vừa nói đâu. Hãy khép án tôi phải cắt trăm mảnh thì hơn”.
Không lay chuyển được lòng hai cha, quan huyện làm tờ trình là bắt được hai cha ở ngoài ruộng để không ai bị phiền vạ lây, rồi dẫn giải cả hai về Hà Nội giao cho quan án. Về sau Cha Lạc sai người nhà mang rượu và 100 viên thuốc biếu quan huyện để cám ơn ông đã khai như vậy.
Với giáo dân đi theo tiễn đưa khóc lóc, Cha Lạc nói: “Chúng tôi cám ơn anh chị em, anh chị em hãy về nhà và sốt sắng làm tôi thờ phượng Chúa cũng như là chúng tôi còn ở giữa anh chị em. Than khóc như thế này không có ích lợi gì mà còn tăng thêm sự phiền khổ cho chúng tôi”.
Ngay ngày hôm sau khi vào nhà tù ở Hà Nội, ngày 17-11, các quan bắt đầu cuộc thẩm vấn, chính Cha Lạc thuật lại trong thơ gởi cho Ðức Cha Jeantet như sau: “Ngày 17, quan đã giao nộp chúng con cho quan án để truyền lệnh bắt chúng con bước qua ảnh thánh giá. Vì chúng con từ khước nên năm sáu anh linh xấn lại khiêng chúng con qua. Cha Thi đã ôm được thánh giá nhấc lên và hôn kính. Phần con, con cho chân lên rất cao và nói với họ: “Hãy chặt bớt chân ta đi, ta rất bằng lòng chứ đừng hòng trông ta chối đạo”.
Sau đó quan lại hỏi vì sao đạo không cho phép thờ kính tổ tiên. Con đáp lại: “Nếu có ai chào khi cha mẹ đang ngủ thì không có kể là tôn kính bởi vì các ngài không biết gì. Cũng một lẽ ấy còn mạnh hơn đối với người đã chết”.
Ngày 19 các quan lại gọi chúng con ra tòa lần thứ hai để ép buộc chúng con. Lần này họ bắt con đeo gông nặng hơn, và ngày 21 lại thay bằng xiềng. Xiềng của Cha Thi nhẹ hơn. Bốn ngày đầu con cứ chảy nước mắt hoài khi nghĩ đến các cha thừa sai và các anh em con. Nhưng từ ngày 15 tới nay thì con vui vẻ và bằng lòng, coi các khổ cực như không. Con thương Cha Thi vì tuổi cao không kham nổi những khốn khổ. Chúa đã thêm sức cho chúng con để không lo lắng gì nữa”.
Ðức Cha Jeantet viết thư cho hai cha để nâng đỡ các ngài bền gan chịu khổ cho đến cùng và xin Cha Lạc thuật lại các câu đối đáp với các quan. Cha Lạc đã viết thư trả lời: “Thưa Ðức Cha, khi chúng con được thư đức cha an ủi thì cảm động chảy nước mắt ra. Chúng con là gì mà được các cha thương lo lắng. Chúng con không biết nói sao cho hết lòng biết ơn của chúng con. Riêng với đức cha, xin đức cha cầu cùng Chúa cho chúng con được giữ nghĩa cùng Chúa cho đến cùng. Chúng con đã viết tất cả những gì xảy ra cho chúng con trong tù cho đến bây giờ, con vẫn phải đối đáp những lời châm biếm của các người tù khác châm biếm đạo thánh. Con xin đức cha thương nhớ đến chúng con. Trong nhà tù rất khó viết thư cũng như nhận thư. Con không còn gì để viết. Vững mạnh như núi thái. Trần An Dũng”.
Ngày 30-11, các quan cho đòi hai cha lên để ký nhận bản ản. Tuy nhiên các quan còn cố ép các cha quá khóa. Một người nhắc đến việc Thầy Phanxicô đã muốn chết hơn là chối đạo. Cha Lạc nhân cơ hội nói lên sự can đảm của mình: “Người tín hữu mà quan vừa nói chỉ là một đồ đệ của chúng tôi, đã biết chọn nghĩa vụ hơn là sự sống. Còn chúng tôi là các thầy đạo lại kém lòng can đảm hơn không dám đi theo con đường chúng tôi đã vạch ra cho họ sao? Không bao giờ, thưa các quan, các quan đừng chờ đợi việc hèn nhát này”.
Các quan bế mạc phiên tòa nói với nhau: “Bọn chúng bám vào tôn giáo đến nỗi điên khùng”.
Ba lần bị tra khảo nhưng các ngài không bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ một vài cái tát mà thôi. Cha Lạc làm một bài thơ gửi cho Cha Thực nói lên chí khí của người Kitô:
Lạc rầy đã rõ chốn quân quan.
Bút chép thơ này gửi thở than.
Lòng nhớ bạn non còn vất vả.
Dạ thương khách chạy chưa yên hàn.
Ðông qua tiết lại thời xuân tới.
Khổ tạm mai sau hưởng phúc an.
Làm kẻ anh hùng chi quản khó.
Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn.
Tuy không phải chịu khốn khổ nhiều nhưng lòng các cha hằng muốn cho mình được xứng đáng đổ máu đào vì Chúa. Các ngài xin với những người nhà cầu nguyện để các ngài được bền vững trong khi chờ án tử. Các quan đã làm án xử trảm cho các ngài. Ngày 20 Cha Trân mang Mình Thánh Chúa cho hai cha. Ngày hôm sau bản châu phê án được mang về tới Hà Nội. Cha Dũng cùng với Cha già Thi vui mừng hát thánh ca theo chân lý hình ra khỏi thành. Tới nơi, các ngài quì cầu nguyện, ngước mắt lên trời và nghiêng cổ ra cho lý hình chém. Nhiều người làm chứng là đã nhìn thấy một con chim trắng, to lớn hơn chim bồ cầu, bay lượn trên các ngài lúc hành quyết. Lệnh quan vừa dứt, đầu Cha Dũng cũng rơi xuống đất.
Cha được phong Á Thánh năm 1900. Ngày Lễ: 26 tháng 12.
Subscribe to:
Posts
(
Atom
)